“Chịu trách nhiệm” được xem là một văn hóa làm việc và là kỹ năng cần có của mỗi người với công việc của mình, đặc biệt khi bạn đóng vai trò là người lãnh đạo. Tránh đổ lỗi cho người khác là điều mà người nhóm trưởng cần luôn lưu ý.
Văn hóa biết chịu trách nhiệm của người lãnh đạo
1. Hãy tự chịu trách nhiệm
Hãy tự chịu trách nhiệm về hiệu quả công việc của bạn và những thành viên trong đội. Đừng tìm một người nào đó để đổ lỗi cho những thất bại của bạn hay cả nhóm kiểu như : “Nếu anh ấy làm tốt hơn thì kết quả đã khác”, hay “Nếu việc đó làm như vậy, như vậy thì sẽ không thất bại”…
Nếu bạn là một người điều hành, để tổ chức và có được những hiệu quả như mong muốn từ những thành viên khác thì bạn không thể chỉ tập trung chỉ trích một cá nhân hay một vấn đề. Mà điều cần thiết là bạn cần xác định và cùng những thành viên khác giải quyết.
2. Tránh chỉ trích công khai
Đừng chỉ định đổ lỗi cho người khác khi có điều gì đó không ổn – cũng không ca thán riêng bản thân mình cho dù bạn đã đạt được những hiệu quả tốt. Hãy cùng giúp mọi cùng cùng thành công thì Team của bạn mới có những thành quả tốt đẹp.
3. Thành công là của cả nhóm, không chỉ riêng bạn
Công việc đạt hiệu quả tốt, dự án thành công hay KPI đạt… đó là thành quả của cả nhóm chứ không phải của chỉ riêng bạn. Thật tuyệt vời nếu như người lãnh đạo ghi nhận rằng “Chúng ta đã cùng nhau làm rất tốt”. Ghi nhận những đóng góp, cố gắng của tất cả mọi người, không khoe khoang hay tự hào riêng bản thân, khiêm nhường trước đồng đội là những gì mà người lãnh đạo thông minh cần có.
4. Dám nhận sai lầm
Dám nhận sai làm của bạn hay của cả nhóm. Với vị trí là người đứng đầu, bạn cần cho người khác thấy rằng mình là người dám làm dám chịu và quan trọng nhất là khi nhận ra thất bại, bạn cần thẳng thắn với cả nhóm và cùng nhau bắt tay thay đổi hoặc làm lại ngay lập tức.
5. Không ngừng học hỏi
Nếu bạn đang bận rộn tìm kiếm người để đổ lỗi và gán những sai lầm cho các lý do này kia hoặc những người khác thì sẽ không có thời gian học tập, rút kinh nghiệm và sửa chữa.
6. Không trốn tránh trách nhiệm
Đừng trốn tránh trách nhiệm. Hãy tích cực và lạc quan, không cằn nhằn hay xuống tinh thần. Người đứng đầu cần là một người bản lĩnh để nếu như trường hợp mọi chuyện gặp trục trặc, bạn nhân ra vấn đề và có phương án ngay lập tức.
7. Cải thiện công việc
Sử dụng sự sáng tạo và can đảm để tìm kiếm sự thay đổi cho tốt hơn. Không bao giờ thể hiện sự nhàm chán hoặc tự mãn.
Tổng hợp
Tin cùng chuyên mục:
Người viết ra mục tiêu cụ thể có khả năng đạt được chúng cao hơn 42% so với số đông không viết ra, đây là 5 lý do tại sao
Những điều NÊN LÀM để “xé nháp” năm cũ, đón năm mới nhiều thành tựu: Kỹ năng tổng kết rất quan trọng, sau đó là dọn dẹp và lên kế hoạch
Những yếu tố thiết yếu giúp người lãnh đạo gặt hái thành công, đặc biệt đúng với các nữ doanh nhân
8 Phong Cách Lãnh Đạo Phổ Biến, Bạn Chọn Phong Cách Nào ?